Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn… trang 14-15



“…Cho đến hiện nay (và chắc chắn là cả sau này nữa) chúng vẫn ra rả nói đến ‘quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh chính nghĩa’, về ‘kiên trì bốn nguyên tắc’ (tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội; duy trì chuyên chính vô sản; tôn trọng vai trò lãnh đạo của đảng; trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông). Chúng đã gia ngoan lợi dụng uy tín chính trị to lớn do cuộc đấu tranh cách mạng vĩ đại của nhân dân Trung Quốc và những người cộng sản chân chính trong đảng Cộng Sản Trung Quốc trước đây tạo nên để che đấu ý đồ va bộ mặt thật của chúng. Trong thực tế, từ khi đoạt được quyền khống chế đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc, tập đoàn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã thi hàn một đường lối chính trị cực kỳ phản động về mặt đối nội cũng như về mặt đối ngoại:

‘Ba ngọn cờ hồng’, trong đó có ‘đại tiến vọt’, rồi ‘đại cách mạng văn hóa vô sản”, bốn hiện đại hóa’, đã và đang làm cho những cơ sở xã hội chủ nghĩa đầu tiên đưọc xây dựng nên trong mười năm trước đó bị thủ tiêu gần hết, nhân dân phải sống dưới ách thống trị độc tài phát xít, nền kinh tế quốc dân bị đình đốn, suy sụp và đang bị hướng theo chính sách chạy đua vũ trang được mở máy với tốc lực kinh khủng… Trước mắt nhân dân Trung Quốc đang hiện ra nguy cơ thực sự của sự phục hồi chủ nghĩa tư bản và sự lệ thuộc của đất nước vào chủ nghĩa đế quốc.

Về mặt đối ngoại, tù đầu những năm 60 đến nay, bọn theo chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn ở Bắc Kinh đã liên tiếp đi hết bước này sang bước khác trên con đường chống Liên Xô, chống cộng đồng xã hội chủ nghĩa, chống phong trào giải phóng dân tộc; mỗi bước đi như vậy đồng thời cũng là một bước xích lại gần hơn với chủ nghĩa đế quốc, trước hết là đế quốc Mỹ và các thế lực phản động khác, cho đế khi chúng ‘nghiêng hẳn về một bên’, tức là thực hiện một sự cấu kết, liên minh công khai về chính trị, quân sự với chủ nghĩa đế quốc, trong đó chúng sẵn sàng chia sẻ vai trò sen đầm quốc tế với đế quốc Mỹ và đóng vai trò xung kích phản cách mạng trực tiếp chống lại ba dòng thác cách mạng, trước hết là ở Đông Nam Á.

Nếu như cái gọi là ‘lý luận về tiếp tục cách làm cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản’ (bằng ‘đại cách mạng văn hóa vô sản’) được xem là ‘cơ sở lý luận’ của đường lối đối nội và đã được quảng cáo rùm beng là ‘đỉnh cao mới của chủ nghĩa Mác-Lênin’, thì cái gọi là ‘lý luận phân chia ba thế giới’ là ‘cơ sở lý luận’ của đường lối đối ngoại, và được giới thiệu như là ‘kết luận khoa học mácxít đối với tình hình thế giới hiện nay’, ‘là sự đóng góp quan trọng đối với chủ nghĩa Mác-Lênin’…”.

(Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh – Ủy Ban Khoa Học Xã Hội VN - nxb KHXH 1979 - trang 14-15).

dangdungvn